Hiện đại đội tàu đánh bắt xa bờ

Ngành khai thác thủy sản nước ta mới chỉ tập trung đầu tư theo chiều rộng, thiếu đầu tư chiều sâu dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp.

tàu đánh bắt xa bờ
Hiện đại đội tàu đánh bắt xa bờ để tăng hiệu quả hiệu quả SX.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN-PTNT Khánh Hòa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm hiện đại hóa đội tàu cá khai thác xa bờ khu vực miền Trung”.

Mục đích của diễn đàn nhằm tư vấn, hướng dẫn bà con ngư dân, cán bộ khuyến nông hiểu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào khai thác hải sản xa bờ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững chủ quyền, an ninh biển đảo.

Hiện đại tàu cá là cần thiết

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG cho biết, những thập kỷ qua, đội tàu khai thác thủy sản của Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.

Nếu những năm 1990 cả nước chỉ có khoảng 41.266 chiếc với tổng công suất máy 727.500 CV, thì đến năm 2011 số lượng tàu tăng gấp 3 lần, công suất máy tăng gấp 10 lần.

Đội tàu khai thác xa bờ từ chỉ có 1.000 chiếc trên 90CV những năm 2000, thì đến năm 2015 có trên 30.500 tàu, chiếm khoảng 27% số lượng tàu thuyền của cả nước.

Cùng với sự phát triển số lượng tàu thuyền, công nghệ khai thác thủy hải sản ở nước ta cũng có tiến bộ vượt bậc.

Hiện đã có 14/28 tỉnh, TP ven biển được trang bị các trạm bờ và máy thông tin liên lạc trên tàu phục vụ giám sát các hoạt động của tàu trên biển. Một số tàu đánh bắt xa bờ đã sử dụng vật liệu Polyurethane để làm hầm bảo quản sau thu hoạch…

Nhờ vậy, sản lượng khai thác thủy sản tăng lên hằng năm. Năm 2011, sản lượng khai thác hải sản cả nước đạt hơn 2,2 triệu tấn thì đến năm 2014, sản lượng đạt 2,7 triệu tấn, tạo công ăn việc làm cho khoảng 700.000 lao động trực tiếp trên biển.

Mặc dù ngành khai thác thủy sản nước ta đạt nhiều thành tựu tiến bộ, nhưng mới chỉ tập trung đầu tư theo chiều rộng, thiếu đầu tư chiều sâu dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp.

“Đội tàu đánh bắt chúng ta có hơn 99% là vỏ gỗ và 90% động cơ cũ, lao động thủ công là chính, công nghệ bảo quản lạc hậu nên thất thoát sau thu hoạch từ 25 - 30%, chất lượng kém.

Do đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt xa bờ hiện nay là rất cần thiết”, ông Thông chia sẻ.

Th.S Phạm Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cũng nhìn nhận nghề khai thác cá ngừ đại dương ở miền Trung tuy phát triển nhanh, nhưng vẫn bộc lộ một số bất cập trang thiết bị, công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu thủ công, lạc hậu; tổ chức SX thiếu chặt chẽ; hoạt động thu mua, tiêu thụ sản phẩm phân tán, chưa được kiểm soát...

“Cuối năm 2014 cả nước có 3.554 tàu khai thác cá ngừ, trong đó nghề câu vàng và câu tay ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa là 1.759 tàu.

Sản lượng khai thác cá ngừ năm 2014 của 3 tỉnh này đạt 15.942 tấn, chỉ bằng 98% so với năm 2012. Trong khi chi phí các chuyến biển cao, sản lượng đánh bắt, giá bán cá ngừ thấp nên nhiều tàu bị lỗ vốn”, ông Tuấn cho biết thêm.

Hiệu quả ứng dụng TBKT

Ông Nguyễn Văn Tính ở phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đánh giá cao hiệu quả khi áp dụng TBKT trong khai thác xa bờ.

Như gia đình ông hiện nay việc đánh bắt thủy sản rất thuận lợi, ăn nên làm ra bởi nhờ tàu được trang bị các thiết bị phục vụ khai thác như máy định vị hải đồ, máy dò cá ngang, đứng...

Mặc dù lúc đầu sử dụng gặp khó khăn, nhưng chỉ khoảng 1 tháng sử dụng ông Tính đã thuộc các tính năng và cách điều chỉnh các máy. Vì vậy sản lượng đánh bắt tàu lưới kéo đã tăng dần sau mỗi chuyến biển.

“Khi áp dụng các TBKT tôi thấy hiệu quả kinh tế mang lại tăng 150% so với trước đây”, ông Tính chia sẻ..

Còn ông Tào Anh Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết, xu hướng hiện nay ngư dân ngày càng đầu tư tàu có công suất lớn, ứng dụng TBKT để vươn khơi khai thác xa bờ có hiệu quả.

Tuy nhiên do tính đặc thù của mỗi nghề, khả năng đầu tư vốn và trình độ nắm bắt thông tin mỗi ngư dân nên việc ứng dụng các TBKT ở Khánh Hòa vẫn còn ở mức thấp.

Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh sẽ vận dụng tối đa sự hỗ trợ của các nguồn vốn để giúp ngư dân; thành lập thêm các tổ đội và ngư đội khai thác để tổ chức khai thác an toàn, có hiệu quả kinh tế cao; đồng thời đề xuất lên các chính sách về hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp...

“Hiện tại Khánh Hòa có tàu Yanmar hoạt động nghề câu tay cá ngừ sử dụng máy thu câu theo công nghệ Nhật Bản đã giải quyết được bài toán giảm chất lượng cá ngừ.

Ngoài ra, có trên dưới 25 tàu ứng dụng hầm bảo quản sản phẩm công nghệ Polyurethane và 60 chiếc lắp đặt máy dò ngang để phục vụ khai thác thủy sản nhằm nâng hiệu quả kinh tế...”, ông Tuấn cho biết thêm.

Liên quan ứng dụng vật liệu Polyurethane trong hầm bảo quản, ông Nguyễn Văn Lung, Trưởng phòng Khuyến ngư (Trung tâm KNQG) khẳng định, để bảo quản sản phẩm tốt, giảm tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản mà chất lượng sản phẩm vẫn đạt tiểu chuẩn XK, thì việc đóng hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane đã đáp ứng được yêu cầu.

Bởi vật liệu này là nhựa tổng hợp dạng bột cứng, được tạo thành từ 2 loại chất lỏng chính, sẽ bám chặt vào lớp ván vỏ tàu và lớp ván phía trong tạo thành một khối vừa cứng, cách nhiệt, không thấm nước góp phần bảo vệ vỏ tàu và chất lượng bảo quản sản phẩm tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày.

Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, ngày 7/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản. Đến nay đã có 25/28 tỉnh phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá. Số tàu đăng ký đóng mới đã lên đến 672 tàu, trong đó 294 chiếc tàu vỏ thép, 47 chiếc tàu vật liệu mới và 331 chiếc tàu gỗ với công suất từ 400 - 1.000 CV trở lên.

Báo Nông nghiệp VN, 03/08/2015
Đăng ngày 03/08/2015
Kim Sơ
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 11:08 19/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 11:08 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 11:08 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 11:08 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 11:08 19/05/2024